Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Mai Vàng Trong Chậu Sau Tết Qua Từng Tháng Trong Năm

Comments · 93 Views

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Mai Vàng Trong Chậu Sau Tết Qua Từng Tháng Trong Năm

Sau mùa Tết, nhiều người có thói quen chăm sóc cây mai vàng trong chậu để sử dụng cho Tết sau. Tuy nhiên, để cây mai phát triển mạnh và đẹp đẽ cho mùa Tết tiếp theo không phải lúc nào cách chăm sóc cũng hiệu quả. Trong bài viết này, vườn mai hoàng long sẽ hướng dẫn bạn về kỹ thuật chăm sóc cây mai vàng qua từng tháng trong năm.

1. Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Mai Vàng Từ Tháng 1 - 2

Sau khi Tết kết thúc, để phục hồi cây mai và sử dụng lại vào năm sau, bạn nên bắt đầu từ tháng 1. Đặt chậu mai ở nơi có ánh sáng mặt trời nhẹ, tránh ánh nắng trực tiếp. Loại bỏ tất cả hoa và trái trên cây, chỉ để lại lá non cho cây thở.

Vào rằm tháng giêng, cây mai sẽ khỏe hơn, bạn có thể thực hiện thu tàn bằng cách cắt ngắn tàn. Loại bỏ phần rễ già để cây có thể hút dinh dưỡng tốt hơn. Thay đổi đất và chậu trồng cây hoặc bón kích rễ để cây phát triển rễ mới.

Chăm sóc cây mai vàng không thể thiếu việc bón phân. Sử dụng phân lân và phân NPK 30-10-10 để bón cây giúp cây phục hồi và phát triển mạnh mẽ hơn.

Mời bạn xem thêm bài viết : Top 5 địa chỉ mua mai vàng đẹp nhất xuân 2024.

2. Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Mai Vàng Từ Tháng 3 - 6

Vào đầu tháng 3, cây mai bắt đầu phát triển mạnh mẽ hơn. Sử dụng phân hữu cơ hoai mục và phân hữu cơ sinh học để bón cây. Kết hợp với phân hoá học chứa nhiều đạm để thúc đẩy sự phát triển của cây.

Khi mưa đầu mùa đến, cây mai sẽ phát triển tốt hơn và có nhiều mầm non. Lúc này, cây cần nhiều dinh dưỡng hơn để nuôi thân. Bạn có thể sử dụng phân bón hấp thụ qua lá để giúp chồi non phát triển mạnh hơn.

Cuối tháng 3 và đầu tháng 4 là thời điểm cây dễ mắc các bệnh như nấm hồng, thán thư, vì vậy cần chăm sóc cây cẩn thận và loại bỏ những cành hư để tạo điều kiện thoáng cho cây.

Từ tháng 5 - 6, cây mai bắt đầu phát triển ổn định. Bạn có thể định dáng và uốn nắn thân cây theo ý muốn. Không nên để cành cây phát triển quá dài trước khi cắt tỉa. Kiểm tra cây thường xuyên, nếu có cành lá không phát triển tốt, hãy cắt bớt để không làm mất dinh dưỡng cho cây.

Vào tháng 5 và 6, lượng mưa tăng, vì vậy, cần chú ý chăm sóc cây để ngăn ngừng nấm bệnh phát triển. Phun thuốc để bảo vệ cây khỏi bệnh tật.

3. Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Mai Vàng Từ Tháng 7 - 10

Tháng 7, cây mai bắt đầu phát triển nụ hoa. Thời tiết mưa dầm ở đầu mùa tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển, vì vậy, bạn nên phòng tránh các bệnh cho cây. Kiểm tra cây thường xuyên để xem có triệu chứng nấm không. Kiểm tra chậu đất để đảm bảo không có ngập úng gây hại cho rễ. Cần hạn chế cắt tỉa cây để nụ hoa phát triển tốt.

Vào tháng 9 - 10, lá mai bắt đầu già đi, cây sẽ ngừng phát triển để chuẩn bị cho việc nở hoa. Nhiệm vụ của bạn là giữ cho lá cây luôn xanh đến giữa tháng 12. Bón phân NPK định kỳ để giúp cây duy trì tình trạng tốt.

Xem thêm bài viết tiếp theo : Top 5 địa chỉ nơi bán mai vàng lớn nhất Việt Nam .

4. Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Mai Vàng Từ Tháng 11 - 12

Bắt đầu bón phân vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11, sử dụng phân vô cơ. Nếu muốn tăng chất lượng hoa, bạn có thể kết hợp phân và phân lân trên mặt đất hoặc pha nước để tưới xung quanh gốc cây.

Để đảm bảo cây mai sau khi nở hoa không yếu đuối, bạn có thể bón thêm ít phân Úc vào đầu tháng 12, giúp hoa mai ít rụng.

Trồng và chăm sóc cây mai vàng không phải công việc dễ dàng. Hi vọng rằng hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây mai vàng trong chậu sau Tết qua từng tháng sẽ giúp bạn trồng và chăm sóc cây mai thành công để tận hưởng một mùa Tết đẹp đẽ.

 

 

Comments